Từ lâu, phỏng vấn làm visa Mỹ nhất là visa du học Mỹ luôn là nỗi ám ảnh đối với sinh viên Châu Á nói chung, và sinh viên cũng như phụ huynh Việt Nam nói riêng. Nhiều người bị từ chối cấp visa nhiều lần mà vẫn không hiểu lí do tại sao.
1. Luyện tập trả lời các câu hỏi trước.
Trước tiên, bạn cần tâm niêm rằng nhân viên Đại Sứ Quán chỉ cấp visa cho bạn khi thấy bạn trung thực, tự tin. Họ muốn biết rõ về bản thân bạn, mục tiêu của bạn và những dự định của bạn trong thời gian ở Mỹ. Do đó bạn cần tự chuẩn bị trả lời một số câu hỏi đại loại như:
• Tại sao bạn không chờ học hết phổ thông/đại học ở Việt Nam rồi mới đi?
• Tại sao bạn chọn Mỹ mà không phải là New Zealand , Australia hay Europe?
• Tại sao bạn lại chọn trường Đại học này mà không phải những trường khác?
• Bạn muốn làm gì sau khi học xong Đại học/Thạc sĩ?
• Từ đâu bạn có số tiền để thanh toán chi phí học tập của mình? (Bạn không cần đưa ra con số cụ thể trong tài khoản ngân hàng của mình. Chỉ cần cho họ thấy bạn đang có trong tay tiền để chi trả cho năm thứ nhất và kế hoạch tài chính cho những năm tiếp theo. Quan trọng nhất là thái độ tự tin của bạn. Đừng vội đưa ra giấy xác nhận của ngân hàng trừ khi được yêu cầu.
• Bạn có ý định trở về Viêt Nam sau khi học xong không? (Hãy trả lời “Yes, I would” là đủ. Đừng kể lể chuyện công ty A đầu tư cho bạn và sẽ nhận bạn về làm việc vv…Cũng đừng cố gắng thuyết phục người phỏng vấn bạn. Trả lời ngắn gọn, tự tin là đủ. Nên nhớ nhân viên Đại sự quán có đủ kinh nghiệm và khả năng để đọc được bạn trong phút chốc.
2. Đừng lo lắng quá.
Dù bạn có phỏng vấn ở Đại Sứ Quán hay Tổng Lãnh Sự thì cũng đừng lo lắng vì nơi bạn phỏng vấn không quan trọng. Quan trọng nhất là bạn trả lời các câu hỏi như thế nào. Các nhân viên lãnh sự quán có thể đã từ chối cấp visa cho vài người trước bạn nhưng đừng để điều đó làm bạn sợ hãi. Có thể họ cũng sẽ từ chối bạn là cùng. Nhưng bạn vẫn có thể nộp hồ sơ xin phỏng vấn lại.
Nếu như bạn tiếp tục bị từ chối, không sao cả. Bạn còn có nhiều cơ hội ở các quốc gia khác. Một khi việc bị từ chối visa không còn ám ảnh bạn, chẳng có gì khiến bạn phải lo lắng nữa, bạn từ đó sẽ bình tĩnh và tự tin trước khi bước vào cuộc phỏng vấn. May mắn là yếu tố không thể loại trừ, nhưng nó chỉ là 1 trong số 100 yếu tố còn lại. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát 99% các yếu tố còn lại, vì vậy đừng làm hỏng chuyện chỉ vì tâm lí không tốt trước khi phỏng vấn.
3. Luôn giữ bình tĩnh.
Khi bạn mất bình tĩnh thì làm sao có thể đưa ra những câu trả lời chuẩn xác. Vì vậy hãy tự tin lên. Điều đó không có nghĩa bạn xem thường tầm quan trọng của buổi phỏng vấn. Tâm lí ngạo mạn, bất cần chỉ làm nhân viên Sứ Quán ác cảm và tìm lí do từ chối cấp visa cho bạn. Bạn đã được trường đại học chấp nhận, bạn thực su muốn đi học, bạn có đủ tài chính, vì vậy chẳng có lí do gì người ta lại từ chối bạn trừ khi bạn tự làm mọi thứ trở nên lộn xộn vì trả lời lắp bắp, dài dòng quá mức.
4. Chứng minh việc quay trở về Việt Nam?
Nhân viên Đại Sứ sẽ thường không dễ tin tưởng khi bạn nói rằng mình sẽ trở về Việt Nam và bản thân bạn cũng không có cách nào để chứng minh một cách tuyệt đối là mình chắc chắn sẽ trở về, vì vậy hãy trả lời một cách tự tin về kế hoạch du học của bạn khi được hỏi.
Nếu như một quốc gia có bài xích người nhập cư, người ta sẽ không tin tưởng vào lời nói của bạn dựa vào một vài phút phỏng vấn. Tất cả chỉ là thủ tục hình thức để họ có một lí do để từ chối câp visa cho bạn. Nếu như thực sự muốn, họ hoàn toàn có thể trục xuất bạn ra khỏi nước Mỹ ngay khi bạn vừa tham dự lễ tốt nghiệp. Họ cũng sẽ không cho bạn cơ hội 12-24 tháng để tìm việc sau khi ra trường.
Về mặt lý thuyết, nước Mỹ cần du học sinh nhiều hơn du học sinh cần họ. Hãy thử nhìn sự việc từ một góc độ khác. Sau khi đào tạo một đội ngũ nhân tài, liệu họ có thực sự muốn bạn trở về nước làm việc và rồi trở thành đối thủ cạnh tranh với nhân lực của họ trong tương lai?
Không. Chắc chắn là không. Nước Mỹ luôn tìm kiếm và thu hút tài năng từ khắp nơi trên thế giới. Chính sách này được thực thi ngay từ vòng phỏng vấn visa du học. Ai có thể trở thành những công dân Mỹ ưu tú, và ai không thể? Làm sao họ có thể quyết định chính xác trong vòng vài giây? Đừng cố sức thuyết phục nhân viên Đại sứ. Nếu như họ đã quyết định cho bạn trượt visa, chẳng có lời giải thích nào có thể thuyết phục được họ.
5. Trả lời phỏng vấn thật rõ ràng nhưng đừng cố tỏ ra thông minh.
Các bạn sinh viên nhân học bổng thạc sĩ, tiến sĩ thường có xu hướng đưa ra những câu trả lời mang tính hàn lâm và phức tạp. Nếu như bạn được hỏi “tại sao lại chọn trường Đại học này?” thì đừng sa đà vào những câu trả lời với những cụm từ chuyên môn phức tạp. Tốt nhất hãy trả lời bằng những thuật ngữ mà người phỏng vấn bạn có thể hiểu được.
6. Đừng lo lắng nếu bạn chỉ học một trường bình thường.
Nhân viên Đại sứ thường không bận tâm về chuyện bạn sắp vào học những trường đại học ít danh tiếng, thậm chí là đại học cộng đồng. Họ chỉ phỏng vấn bạn để biết tối thiểu bạn cũng hiểu tại sao mình lại chọn vào học trường như vậy. Chẳng bao giờ có chuyện vì bạn chỉ vào học một trường bình thường nên bạn phải trả lời các câu hỏi phức tạp hơn. Cách tốt nhất là tìm hiểu một số thông tin liên quan tới khóa học mà bạn đã đăng ký để trả lời những câu hỏi mà nhân viên Đại sứ quán đưa ra.
7. “Ai là người làm hồ sơ xin visa cho bạn?”
Nếu như được hỏi có phải công ty tư vấn du học điền đơn xin visa (DS160) cho bạn không, đơn giản hãy trả lời không. Đừng cố đưa ra bằng chứng thuyết phục nhân viên phỏng vấn bạn. Nhiều bạn hoang mang với tin đồn rằng bạn cần nhớ địa chỉ IP của mình để khi cần đưa ra cho nhân viên Đại sứ kiểm tra máy tính bạn đã dùng để nộp đơn xin visa (DS160).
Ai mà nhớ nằm lòng được địa chỉ IP kia chứ?Đó không phài một phần của nội dung buổi phỏng vấn. Nếu có thì chỉ làm xuất hiện những tình huống “khó đỡ” khác cho bạn mà thôi. Nếu như nhân viên Đại sứ lặp lại câu hỏi trên, bạn có thể nói rằng bạn không có gì để giấu diếm và họ có thể hỏi bạn bất kì câu hỏi nào liên quan đến đơn xin visa DS160.
8. Bước vào phòng phỏng vấn.
Bạn không cần lo lắng về số buồng hay nhân viên Đại sứ nào đó phỏng vấn bạn. Ngay khi bạn bước đến cửa sổ buồng phỏng vấn, chẳng ai quyết định cấp hay từ chối visa ngay khi vừa nhìn thấy bạn. Dù vậy, ấn tượng ban đầu bạn mang lại cho nhân viên Đại sứ phỏng vấn bạn bao giờ cũng rất quan trọng. Vì vậy hãy nhìn thẳng một cách tự tin. Cách bạn bước tới buồng phỏng vấn và chào người đối diện sẽ quyết định ấn tượng ban đầu.
Tóm lại, bạn muốn đi học, bạn được một trường đại học chấp nhận và bạn có chứng minh tài chính thì chẳng có lí do gì phải lo lắng cả. Đừng đánh giá thấp bản thân mình, đừng đánh mất chính mình do căng thẳng, hồi hộp. Một khi bạn thông suốt được như vậy, những lo lắng, căng thẳng của bạn sẽ tự nhiên biến mất và việc xin được cấp visa sẽ không còn khó khăn với bạn đâu.